Tên mô đun: THIẾT KẾ WEBSITE MÃ NGUỒN MỞ WORDPRESS
Mã mô đun: MĐ 17
Số tín chỉ: 4
Bài 1. Tổng quan về Website
Bài 2. Cài đặt localhost bằng phần mềm Xampp
Bài 3. Cài đặt Wordpress lên localhost
Bài 4. Quản lý Domain và Hosting
Bài 5. Cài đặt Wordpress lên hosting
Bài 6. Quản trị nội dung Website Wordpress
Phần mềm Xampp, Wordpress
Video bài giảng: Thiết kế Website mã nguồn mở WordPress
Tìm hiểu WebSite
Các thành phần của một WebSite
Với một website thông thường, nó sẽ bao gồm các thành phần sau:
2.1. Giao diện (Front-end): Là những gì chúng ta thấy nó hiển thị ra bên ngoài như bố cục, màu sắc của website. Phần này chúng ta gọi là giao diện và nó được xếp vào loại Front-end của một website.
2.2. Mã nguồn xử lý (Backend): Giống như một cỗ máy, để nó hoạt động được như những gì chúng ta thấy thì phải có một hệ thống bên trong để xử lý. Ví dụ khi vào website bạn ấn nút đăng ký, làm sao hệ thống có thể lưu trữ các thông tin của bạn lại thì sẽ do các mã nguồn xử lý.
2.3. Cơ sở dữ liệu (Database): Với các website hiện nay thì sẽ có một phần không thể thiếu gọi là cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu sẽ lưu lại dữ liệu mềm của website đó như dữ liệu bài viết, nội dung trên website, hay các thiết lập,…Còn mã nguồn chỉ lưu trữ các tập tin của mã nguồn, tập tin hình ảnh.
Như vậy để xây dựng được một website, chúng ta phải làm 3 phần này với độ phức tạp cao và yêu cầu bảo mật khắt khe. Thế nhưng với sự hỗ trợ của WordPress, công việc này đã được làm sẵn và chúng ta chỉ việc sử dụng cho nó chạy.
3. Tìm hiểu WordPress
Localhost là gì?
Localhost nghĩa là một máy chủ được vận hành trên máy tính của bạn.
Localhost bao gồm nhiều ứng dụng đi kèm với nhau và tất cả các ứng dụng đó sẽ kết hợp với nhau để tạo ra một môi trường có thể chạy mã nguồn WordPress trên máy tính của chính bạn bao gồm:
1.1 Phần mềm Webserver tên Apache, đây là webserver thông dụng nhất.
1.2 Phần mềm PHP để xử lý mã PHP vì WordPress viết bằng ngôn ngữ PHP.
1.3 Phần mềm MySQL Server để lưu trữ và xử lý cơ sở dữ liệu, do WordPress sử dụng MySQL làm nền tảng cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu thường được mình viết theo chữ tiếng Anh là database.
1.4 Phần mềm PHPMyAdmin để xem và quản lý cơ sở dữ liệu MySQL.
Như vậy, đối chiếu với yêu cầu cơ bản của một website WordPress thì localhost đã hoàn toàn đáp ứng được.
2. Cách hoạt động của Localhost?
Khi cài đặt Localhost vào máy tính rồi, thì máy tính của bạn đã có một phần mềm Webserver để chạy ứng dụng website với địa chỉ là http://127.0.0.1. Đây là địa chỉ IP dạng localhost, ngoài ra bạn cũng có thể chạy localhost với đường dẫn là http://localhost.
Thông thường khi cài Localhost, mỗi khi cần sử dụng bạn sẽ cần mở bảng điều khiển của localhost lên và kích hoạt cho nó khởi động các ứng dụng đi kèm.
3. XAMPP là gì?
XAMPP được xem là một bộ công cụ hoàn chỉnh dành cho lập trình viên PHP trong việc thiết lập và phát triển các website
XAMPP thường được dùng để tạo máy chủ web (webserver) được tích hợp sẵn Apache, PHP, MySQL, FTP Server, Mail Server và các công cụ như phpMyAdmin.
4. Các bước cài đặt Localhost bằng XAMPP
4.1. Tải phần mềm Xampp
4.2. Tiến hành cài đặt Xampp
4.3. Khởi động và sử dụng
Đổi cổng mạng cho localhost
Mặc định Localhost sẽ sử dụng cổng 80, bởi vì khi bạn gõ tên miền như http://localhost thì tức là nó đã sử dụng cổng 80 để đọc các dữ liệu web trong localhost. Tuy nhiên nếu như bạn đã dùng cổng 80 cho một ứng dụng khác, hoặc đơn giản là không khởi động Apache được thì bạn nên thiết lập cho Apache trong Localhost sử dụng một cổng khác, như 2000 chẳng hạn.
Trước khi đổi, mình cần các bạn lưu ý là sau khi đổi xong thì bạn phải truy cập vào website với tên miền http://localhost:2000 thay vì chỉ là http://localhost.
Để đổi cổng, bạn mở bảng điều khiển XAMPP lên và chọn nút Config của Apache, sau đó chọn Apache (httpd.conf).
Sau đó bạn tìm dòng này:
Listen 80 Đổi thành Listen 2000
Sau đó bạn Stop cái Apache và Start lại rồi thử truy cập vào localhost theo đường dẫn http://localhost:2000
Lưu ý: Sau khi đổi cổng thì mỗi khi truy cập bạn phải sử dụng đường dẫn có kèm theo số cổng bạn vừa đổi sang vì mặc định nếu không điền thì nó sẽ sử dụng cổng 80.
Nếu bạn có sử dụng tên miền ảo thì bạn cũng nên sửa lại file C:\xampp\apache\conf\extra\httpd-vhost.conf cho nó sử dụng port 80 thay vì 2000.
2. Tạo cơ sở dữ liệu MySQL (Database)
Khi nhắc đến database, bạn phải nhớ là nó bao gồm 3 thành phần chính là:
Tên user của database.
Mật khẩu user của database.
Tên database.
Database Host (thường thì điền là localhost, bất kể là bạn dùng ở localhost hay host bình thường).
Bạn hãy tưởng tượng rằng, user của database sẽ có nhiệm vụ đọc và ghi dữ liệu vào database nên khi sử dụng các mã nguồn PHP, bạn phải khai báo cùng lúc cả user của database và tên database.
Đối với localhost, bạn không cần tạo user cho database mà sẽ sử dụng thông tin user như sau:
Tên user database: root
Mật khẩu: bỏ trống
Do vậy, chúng ta chỉ cần tạo database là đủ.
Thao tác tạo một Database
Để tạo database, bạn hãy truy cập vào localhost với đường dẫn http://localhost/phpmyadmin. Sau đó bạn nhấp vào menu Databases.
Sau đó ở phần Create database, bạn nhập tên database cần tạo vào ô Database name, phần Collation bạn hãy chọn là utf8_unicode_ci như hình dưới rồi ấn nút Create kế bên.
Tạo xong hãy nhìn bên menu tay trái, nếu nó xuất hiện tên database vừa tạo là thành công. Vậy bây giờ, chúng ta tạm có một databse với các thông tin như:
Database Host : localhost
Database user : root
Database password : trống
Database name : tranthangblog
Bước 1. Tải mã nguồn từ website WordPress.org
Bước 2. Copy mã nguồn WordPress vào Localhost
Bước 3. Tạo mới một database
Bước 4. Chạy website để cài đặt Wordpress
Giao diện mặt định Wordpress
Trang quản trị (Dashboard)
Lời kết
Cách đăng bài viết mới trên Wordpress?
Chức năng Revision của Wordpress
Ý nghĩa các chức năng trong trang tạo Post
Tìm hiểu thêm về khu vực Puslish của Post
Gallery là gì? Vai trò của Gallery như thế nào?
Page là gì? Vai trò của Page như thế nào? Page được hiểu là .....
Page là gì? Vai trò của Page như thế nào?
Page được hiểu là .....
Plugin là gì? Vai trò của Plugin như thế nào?
Plugin được hiểu là .....