ÔN THI TỐT NGHIỆP - LÝ THUYẾT TỔNG HỢP NGHỀ NGHIỆP
NGHỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (ỨNG DỤNG PHẦN MỀM)
NGHỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (ỨNG DỤNG PHẦN MỀM)
Câu 1. Khái niệm cơ bản về mạng máy tính
Mạng máy tính là hai hoặc nhiều máy tính được kết nối với nhau để trao đổi thông tin và dùng chung các dữ liệu hay tài nguyên. Mạng máy tính hình thành từ nhu cầu chia sẻ và dùng chung các thông tin giữa các máy tính với nhau.
Câu 2. Ưu điểm và nhược điểm của mạng máy tính
Ưu điểm:
Giảm các chi phí khi dùng chung các tài nguyên mạng bao gồm các thiết bị ngoại vi và dữ liệu.
Chuẩn hoá các ứng dụng
Thu thập dữ liệu một cách kịp thời
Tăng thời gian làm việc
Nhược điểm:
Dễ mất mát hay thất lạc thông tin khi truyền hoặc khi thiết lập chế độ bảo mật không tốt.
Câu 3. Internet là gì?
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập công cộng. Internet là một mạng máy tính khổng lồ gồm hàng triệu máy tính trên khắp thế giới kết nối với nhau. Mỗi máy tính kết nối vào mạng sẽ là một thành viên của mạng này. Internet sử dụng bộ giao thức truyền thông TCP/IP, đảm bảo khả năng truy cập đến nhiều nguồn thông tin thường trực, cung cấp các chỉ dẫn bổ ích, dịch vụ mua bán, truyền tệp, thư điện tử và nhiều khả năng khác nữa.
Câu 4. Các dịch vụ trên Internet
Internet cung cấp rất nhiều dịch vụ tiện ích cho người sử dụng như:
- WWW (World Wide Web): cung cấp thông tin dạng siêu văn bản (hypertext), là trang thông tin đa phương tiện (gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh, hoạt hình, video). Dịch vụ này cho phép duyệt từ trang web này đến trang web khác thông qua các siêu liên kết.
- E mail (Electronic Mail) - thư điện tử: dịch vụ này cho phép gửi, nhận, chuyển tiếp thư điện tử. Một bức thư điện tử có thể chứa văn bản cùng với hình ảnh, âm thanh, video...
- FTP (File Transfer Protocol) - truyền tập tin: dịch vụ này cho phép người dùng gửi đi và lấy về các tập tin qua Internet.
- News Group - nhóm thảo luận: dịch vụ này cho phép nhóm người có thể trao đổi với nhau về một đề tài cụ thể nào đó.
- Usernet - tập hợp vài nghìn nhóm thảo luận (Newsgroup) trên Internet: những người tham gia vào Usernet sử dụng một chương trình đọc tin (NewsReader) để đọc các thông diệp của người khác và gửi thông điệp của mình cũng như trả lời các thông điệp khác.
- Gopher: truy cập các thông tin trên Internet bằng hệ thống menu.
- Chat: là hình thức hội thoại trực tiếp trên Internet, với dịch vụ này hai hay nhiều người có thể cùng trao đổi thông tin trực tiếp qua bàn phím máy tính. Nghĩa là bất kì câu văn bản được gõ trên máy tính của người này đều hiển thị trên màn hình máy tính của người đang cùng hội thoại.
Các dịch vụ cao cấp trên Internet có thể liệt kê như: Internet Telephone, Internet Fax,...
Câu 5. Khái niệm Website
Website là.....
Câu 6. Các thành phần của một Website
Website gồm 3 thành phần cơ bản sau:
Giao diện (Front-end): Là những gì chúng ta thấy nó hiển thị ra bên ngoài như bố cục, màu sắc của website. Phần này chúng ta gọi là giao diện và nó được xếp vào loại Front-end của một website.
Mã nguồn xử lý (Backend): Giống như một cỗ máy, để nó hoạt động được như những gì chúng ta thấy thì phải có một hệ thống bên trong để xử lý. Ví dụ khi vào website bạn ấn nút đăng ký, làm sao hệ thống có thể lưu trữ các thông tin của bạn lại thì sẽ do các mã nguồn xử lý.
Cơ sở dữ liệu (Database): Với các website hiện nay thì sẽ có một phần không thể thiếu gọi là cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu sẽ lưu lại dữ liệu mềm của website đó như dữ liệu bài viết, nội dung trên website, hay các thiết lập,…Còn mã nguồn chỉ lưu trữ các tập tin của mã nguồn, tập tin hình ảnh.
Như vậy để xây dựng được một website, chúng ta phải làm 3 phần này với độ phức tạp cao và yêu cầu bảo mật khắt khe. Thế nhưng với sự hỗ trợ của WordPress, công việc này đã được làm sẵn và chúng ta chỉ việc sử dụng cho nó chạy.
Câu 7. Domain và Hosting
Domain
Tên miền chính là địa chỉ website. Website bắt buộc phải có tên miền.
Tên miền có nhiều dạng như www.abc.com, www.abc.net hay www.abc.com.vn… Có những website không mua tên miền riêng mà dùng tên miền con (sub-domain) dạng www.abc.com/xyz hay www.xzy.abc.com (xzy là tên miền con của tên miền abc.com). Dạng tên miền con như vậy không phải tốn tiền mua mà trên nguyên tắc là website “mẹ” (tức www.abc. com) có thể “mở” hàng trăm, hàng nghìn tên miền con như thế.
Hosting
Đây là dịch vụ lưu trữ máy chủ của bạn giúp bạn vận hành website. Nói một cách đơn giản đây là mãnh đất nơi bạn đặt ngôi nhà số của bạn.
Nói tới hosting là nói tới máy chủ, để website bạn chạy nhanh và ổn định thì chọn hosting là một việc quan trọng
Câu 8. Localhost, phần mềm Xampp...
Localhost là từ ghép của hai chữ “local” và “host“. Local dịch theo nghĩa IT là máy tính của bạn, Host theo nghĩa IT là máy chủ. Vậy localhost nghĩa là một máy chủ được vận hành trên máy tính của bạn.
Localhost bao gồm nhiều ứng dụng đi kèm với nhau và tất cả các ứng dụng đó sẽ kết hợp với nhau để tạo ra một môi trường có thể chạy mã nguồn WordPress trên máy tính của chính bạn bao gồm:
- Phần mềm Webserver tên Apache, đây là webserver thông dụng nhất.
- Phần mềm PHP để xử lý mã PHP vì WordPress viết bằng ngôn ngữ PHP.
- Phần mềm MySQL Server để lưu trữ và xử lý cơ sở dữ liệu, do WordPress sử dụng MySQL làm nền tảng cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu thường được mình viết theo chữ tiếng Anh là database.
- Phần mềm PHPMyAdmin để xem và quản lý cơ sở dữ liệu MySQL.
Như vậy, đối chiếu với yêu cầu cơ bản của một website WordPress thì localhost đã hoàn toàn đáp ứng được.
Phần mềm XAMPP là một loại ứng dụng phần mềm khá phổ biến và thường hay được các lập trình viên sử dụng để xây dựng và phát triển các dựa án website theo ngôn ngữ PHP. XAMPP thường được dùng để tạo máy chủ web (webserver) được tích hợp sẵn Apache, PHP, MySQL, FTP Server, Mail Server và các công cụ như phpMyAdmin.
Câu 9. Qui trình đưa một Website lên mạng Internet
Bước 1. Đăng ký một tên miền (Domain) từ nhà cung cấp dịch vụ
Tên miền chính là địa chỉ website. Mỗi Website phải có tên miền nếu muốn hoạt động trên Internet. Tên miền có nhiều dạng như www.abc.com, www.abc.net hay www.abc.com.vn… Có những website không mua tên miền riêng mà dùng tên miền con (sub-domain) dạng www.abc.com/xyz hay www.xzy.abc.com (xzy là tên miền con của tên miền abc.com). Dạng tên miền con như vậy không phải tốn tiền mua mà trên nguyên tắc là website “mẹ” (tức www.abc. com) có thể “mở” hàng trăm, hàng nghìn tên miền con như thế.
Chúng ta có thể đăng ký tên miền từ các nhà cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền trong nước và ngoài nước chẳng hạn như: vnnic, onlinenic, vmms, matbao
Bước 2. Tìm kiếm hosting và chọn nơi lưu trữ website (Web hosting)
Web Hosting là nơi lưu trữ tất cả các trang Web, các thông tin, tư liệu, hình ảnh của Website trên một máy chủ Internet, Web Hosting đồng thời cũng là nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa Website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động.
Nói một cách đơn giản, Web Hosting tương đương với trụ sở làm việc hay phòng giao dịch của một doanh nghiệp trong đời thường. Khi chúng ta thuê một Web Hosting, điều đó cũng giống như chúng ta thuê một phòng trong một cao ốc để làm văn phòng hay trụ sở làm việc.
Muốn những trang web được hiện lên khi người ta truy cập vào website thì dữ liệu phải được lưu trữ trên một máy tính (máy chủ – server) luôn hoạt động và kết nối với mạng Internet, máy tính này chính là host server. Một host server có thể lưu trữ rất nhiều website cùng một lúc. Nếu máy tính này có sự cố bị tắt trong một thời điểm nào đó thì lúc đó không ai truy cập được những website lưu trữ trên máy tính đó. Tùy theo nhu cầu mà doanh nghiệp có thể chọn mua host với dung lượng 10MB (tức chứa được tối đa 10MB dữ liệu), 20MB, 50MB, 100MB hay nhiều hơn.
Giá hosting tùy theo cấu hình host và ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu mà host hỗ trợ.
Chúng ta cũng có thể đăng ký dịch vụ hosting của các nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước chẳng hạn: vnnic, matbao, vmms, hostinger, ....
Bước 3. Tạo ra website
Website giống như “Show-room” trên mạng Internet, nó là nơi trưng bày và giới thiệu các thông tin/hình ảnh về doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức; về các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Để website có thể hoạt động được thì nhất thiết phải có tên miền, hosting và nội dung.
Để tạo ra Website chúng ta có thể sử dụng phần mềm mã nguồn mở xây dựng và thiết kế website chẳng hạn như: wordpress, joomla, prupal....
Một cách thiết kế khác đó là chùng ta sử dụng các ngôn ngữ lập trình sau để lập trình ra các trang web
– PHP: Được chạy trên máy chủ Linux hoặc Windows. Với đặc điểm mạnh mẽ, dễ viết, dễ dùng, dễ phát triển. Cặp đôi với PHP là cơ sở dữ liệu MySQL. PHP đã trở thành ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất hiện nay.
– ASP: Chạy trên máy chủ Windows, thường sử dụng cơ sở dữ liệu Access, được Microsoft phát triển nhắm vào các đối tượng ứng dụng văn phòng.
– ASP.NET: Chạy trên máy chủ Windows. Được Microsoft xây dựng trên nền tảng .NET, kết hợp với cơ sở dữ liệu MSSQL Server khiến cho ASP.NET trở nên một địch thủ đáng gờm đối với bất kỳ một ngôn ngữ lập trình web nào.
– JSP, CGI, Python: Chạy trên máy chủ Windows hoặc Linux. Đã từng nổi đình nổi đám một thời. Tuy nhiên hiện nay đã không còn phổ biến.
Bước 4. Upload Website đó lên Web server.
Sau khi chúng ta đã có website thì lúc này bước tiếp theo là đưa nó lên môi trường Internet. Upload một website là bước đầu tiên cho người dùng để xuất bản sản phẩm của họ lên Internet.
Nếu website của có database thì upload database và chỉnh lại file cấu hình mặc định để website kết nối đúng database host đó điều này rất có lợi khi dùng để khôi phục một website có sẵn mà bạn đã có file source web và file database.
Để Upload website chúng ta có thể thực hiện theo các bước sau:
1. Upload file website (hay còn gọi là source code) lên hosting
2. Upload bản backup site và tiến hành giải nén
3. Kiểm tra các file có nằm đúng trong thư mục public_html chưa
4. Upload Database vào MySQL database
5. Kiểm tra cơ bản website có hoạt động bình thường không
Bước 5. Kiểm thử và hoàn thiện website
Bước cuối cùng trong việc đưa website lên internet đó là kiểm tra thử website đó có hoạt động tốt trên môi trường internet hay chưa, có chạy ổn định và sai sót gì không
Qua đó, chúng ta hoàn thiện các tính năng còn thiếu sót và chỉnh sửa của website, cập nhật nội dung cơ bản